Top 3+ các chùa Mật Tông ở TPHCM nên ghé đến thăm quan

Mật Tông là pháp môn đặc sắc xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trước kia. Ngày nay, các chùa Mật Tông có ở mọi tỉnh thành trong cả nước và thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong bài viết này, hãy cùng Xưởng May Pháp Phục tìm hiểu về các chùa Mật Tông ở TPHCM nổi tiếng được nhiều người biết đến, có kiến trúc đẹp nên ghé thăm.

Tìm hiểu về Mật Tông là gì trong Phật giáo

Mật Tông là một từ gốc Hán dùng để chỉ pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Phật giáo Đại thừa và Ấn Độ giáo – hình thành từ khoảng thế kỷ 5 và 6 ở Ấn Độ. Hai môn phái chính của Mật Tông đó là: ngôn thừa (Mantrayana) và Kim cương thừa (Vajrayana).

Pháp môn này được phát triển gắn liền với nhiều luận sư nổi tiếng như: Subha Karasimha (Thiên Vô Úy, 637-735), Amoghavajra (Bất Không Kim Cương, 705-774), Vajra Bodhi (Kim Cương Trí, 671-741), Padmasambhava (Liên Hoa Sinh cuối thế kỷ thứ VIII), Dipankarasrijanàna (Atisa cuối thế kỷ thứ XI).

Ngoài tên gọi Mật Tông, pháp môn này còn có nhiều tên gọi khác như Mật Giáo, Chân ngôn, Mật thừa, Kim cương thừa… Đây là pháp tu bí mật của Đức Phật chuyên dạy về cách “trì chú” hoặc “bắt ấn”.  Trong các pháp môn mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng sanh nương theo tu tập “Mật pháp” sau này thì hành môn nào cũng có tôn chỉ thù thắng vi diệu.

cac-chua-mat-tong-o-tphcm
Mật Tông là một pháp môn đã xuất hiện từ lâu tại Ấn Độ

Tìm hiểu về các Phật giáo Mật Tông trên toàn thế giới

Phật giáo Mật Tông hình thành, phát triển và du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Việt Nam. Vì thế trước khi tìm hiểu về các chùa Mật Tông ở TPHCM thì bạn cần nắm rõ sự khác biệt của từng loại.

Phật giáo Mật Tông tại Trung Quốc

Mật Tông xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 7, nhưng phải đến thế kỷ 8 mới trở nên thịnh hành khi có sự xuất hiện của 3 cao Tăng Ấn Độ đến truyền pháp là: Kim Cương Trí, Thiện Vô Uý và Bất Không Kim Cương. Sau đó 3 vị này được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ.

Cả 3 vị Cao Tăng đều từng là đệ tử của ngài Long Thọ là Sư Long Trí truyền pháp. Trong đó Thiện Vô Ý được xem là tổ sư của Mật Tông Trung Quốc, cùng là người dịch kinh căn bản của Mật Tông – Đại Nhật kinh ra chữ Hán.

Đến thời của đệ tử Thiên Vô Uý – đại sư Nhất Hạnh thì 2 dòng Mật Tông Ấn Độ Chân Ngôn thừa và Kim Cương thừa đã được nhập lại làm một. Thời Đường là quãng thời gian Mật Tông hưng thịnh nhất tại Trung Quốc, sau đó thoái trào dần và suy vi hẳn.

Phật giáo Mật Tông ở Tây Tạng

Trước khi Mật giáo xuất hiện ở Tây Tạng thì người dân nơi đây chưa có tôn giáo nào đậm nét. Họ chỉ có đạo Bon là đạo giáo cổ truyền và thờ các vị chư thần kể cả chư thần hay ác quỷ.

Pháp môn Mật Tông được truyền vào Tây Tạng khoảng cuối thế kỷ 8. Khi ấy, vua Trisong Detsen (740-786) đã có thỉnh cầu rước hai vị cao tăng Ấn Độ là Đại Sư Liên Hoa Sinh (Padma-Jungne) và Antarakshita. Lạt Ma giáo được ra đời dựa trên sự kết hợp của Kim cương thừa và Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng. Mật Tông ở Tây Tạng gồm 4 tông phái chính:

  • Phái Cổ Mật hay Cựu phái do Đại sư Liên Hoa Sinh sáng lập năm 749.
  • Phái Mật Tông Kagyu
  • Phái Mật Tông Sakya
  • Phái Hoàng Mạo do ngài Tsongkhapa thành lập vào thế kỷ 14. Về sau tên của Sư đổi thành Lạt ma giáo và là người đứng đầu nhà nước Tây Tạng, nắm giữ cai trị dân chúng và trông nom mối đạo.
Mật Tông Tây Tạng là cái nôi với nhiều tông phái nhất
Mật Tông Tây Tạng là cái nôi với nhiều tông phái nhất

Phật giáo Mật Tông ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Mật Tông có mặt khá sớm và phát triển ở mọi miền trong cả nước. Theo Thiên uyển tập anh, thế kỷ thứ VI, Tỳ Ni Đa Lưu Chi từ Ấn Độ đến Việt Nam và tiến hành dịch kinh Đại thừa phương quảng tại chùa Pháp Vân. Đây là bộ kinh của Mật giáo có liên hệ rất nhiều đến Thiền.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của Mật Tông là vào thời Đinh và Tiền Lê. Các trụ đá được xây dựng từ thời Đinh (973, 995) và được tìm thấy tại Hoa Lư (vào các năm: 1963, 1964, 1978). Những trụ đá này đều được khắc bản kinh Phật đản Tôn thắng Đà La Ni – bản kinh phổ biến của Mật giáo.

Mật Tông có sự thịnh hành như vậy còn có sự góp công rất lớn của Phật giáo Chiêm Thành, các vị sư Việt Nam thọ học từ Ấn Độ và các tăng sĩ ngoại quốc. Ngày nay các chùa Mật Tông ở TPHCM và ở rất nhiều tỉnh thành khác còn sót lại như ở Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Huế…

Địa chỉ các chùa Mật Tông ở TPHCM hiện nay

Các chùa Mật Tông tại TPHCM khá nhiều để bạn có thể đến trải nghiệm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giáo pháp Mật Tông còn tồn tại đến ngày nay. Ngoài ra một số địa điểm còn tổ chức các khoá tu tập vào cuối tuần.

Chùa Khuông Việt – Một trong các chùa Mật Tông ở TPHCM lâu đời

Có thể nói chùa Khuông Việt là một trong số các chùa Mật Tông ở TPHCM còn giữ được rất nhiều nét đẹp cổ kính cùng những vật dụng, pháp khí trong Mật Tông như: Vòng ma ni, vòng cổ, chuông, chày kim cang, chuông kim cang… Địa chỉ của chùa nằm tại số 1355 đường Hoàng Sa, phường 8, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Ngôi chùa này được thành lập từ năm 1956 bởi thầy Thích Quang Huy. Sau này đến năm 2019 đã được tu sửa và trùng tu lại một số chỗ để đảm bảo về mặt an toàn. Chùa Khuông Việt kết hợp 2 hệ Bắc Tông và Mật Tông nên có lối kiến trúc rất ấn tượng. Đặc biệt vào mỗi 6h30 tối hàng tuần các trụ trì tại chùa sẽ có buổi đọc kinh, mọi người có thể đến nghe và sám hối.

Chùa Khuông Việt là địa chỉ bạn nên ghé thăm
Chùa Khuông Việt là địa chỉ bạn nên ghé thăm

Các chùa Mật Tông ở TPHCM đẹp – Chùa Lâm Huê

Một trong các chùa Mật Tông ở TPHCM đẹp và yên bình mà bạn không nên bỏ qua tiếp theo chính là chùa Lâm Huê. Địa chỉ của chùa nằm ở số 67/170 Bùi Đình Tuý, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh và do sư Bà Thích Nữ Giác Huyền (Diệu Huyền) làm trụ trì.

Ngôi chùa này trước đây khá vô danh, sau đó đã được Phật tử là Hứa Phước Mỹ mua lại và phất tâm đặt tên là chùa Lâm Huê để cúng dường cho tổ Minh Tịnh. Sau này sư tổ Minh Tịnh tự xây Tây Tạng tự ở Bình Dương nên đã để sư Ông Thường Chiếu (học trò của Tổ) về làm trụ trì.

Trong chùa Lâm Huê có một hầm bí mật nằm ở sân chùa, đối diện chánh điện. Thời còn sống, Sư Ông phát hiện ra và đã liên hệ lạc với chiến khu đưa cán bộ về đây. Chùa Lâm Huê thời bấy giờ trở thành điểm bí mật chuyên tiếp nhận súng đạn, lương thực cho cán bộ thành. Sau này máy bay địch phát hiện ra đã cho xả bom xuống chùa, đã có 6 cán bộ trẻ bị thiêu cháy hy sinh tại đây.

Sư bà Diệu Huyền là đệ tử của Ông Thường Chiếu, hàng ngày ở chùa làm công quả. Năm 1998 sau khi thầy Thích Thường Chiếu viên tịch, phật tử Diệu Huyền phát nguyện xuống tóc xuất gia, tu hành ở chùa và trở thành trụ trì chùa Lâm Huê đến nay. Bà đi theo con đường tu hành của sư tổ Minh Tịnh tu hành theo Phật giáo Kim Cang Thừa, đã trở thành đệ tử dòng cựu mật Drukpa.

Chùa Lâm Huê sở hữu vòng xoay Kinh Luân khá lớn
Chùa Lâm Huê sở hữu vòng xoay Kinh Luân khá lớn

Tu viện Như Giác

Trong các chùa Mật Tông ở TPHCM nên đến trải nghiệm thì Tu viện Như Giác lại được khá ít người biết đến. Nằm khá xa so với trung tâm thành phố ở địa chỉ 1268 đường tỉnh lộ 15, Xã An Phú Huyện Củ Chi; tu viện Như Giác yên bình với không gian rộng rất thích hợp với những ai cần “chữa lành” tâm hồn.

Mỗi tháng tu viện Như Giác sẽ có một ngày chủ nhật để tu tara. Đây là pháp tu cần thiết của các hành giả Kim cương thừa, giúp có thể thực hành Tam mật tương ưng, kết nối với Ngài qua đó có thể viên mãn mọi tâm nguyện. Ngoài ra vào mỗi chiều chủ nhật hàng tuần sẽ tu giáo lý cho các bé.

Tu viện Như Giác – một trong các chùa Mật Tông ở TPHCM nên đến
Tu viện Như Giác – một trong các chùa Mật Tông ở TPHCM nên đến

Trên đây là thông tin về các chùa Mật Tông ở TPHCM nên ghé thăm và trải nghiệm tu tập. Mỗi một địa điểm sẽ có những cách bày trí và thờ phụng khác nhau giúp bạn thêm thanh thản tâm hồn và thư thái đầu óc.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo