“Sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng” là cuốn sách mang đến cái nhìn tổng quan nhất về ý nghĩa, nguồn gốc các biểu tượng có liên quan đến Phật giáo Việt Nam. Từ đó giúp cho độc giả có thể hiểu rõ hơn về các hình tượng liên quan đến Phật giáo cũng như triết lý, lịch sử nhà Phật muốn truyền tải.
Thông tin chung về cuốn sách “sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng”
Tác giả của cuốn sách sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là Robert Beer – Một nhà biên soạn người Anh có hơn 30 năm nghiên cứu và thực hành nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng. Ông cũng là một trong những người phương Tây đầu tiên tích cực tham gia và tìm hiểu về loại hình này.
Cuốn sách được dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau và rất được đón nhận. Tại Việt Nam, người dịch cuốn sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng là nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng. Phần chú giải do dịch giả Phan Tường Linh là người phụ trách. Với kiến thức sâu rộng về văn hoá Phật giáo Tây Tạng, ông đã mang đến bản dịch hoàn chỉnh và sát nghĩa nhất.
Bên trong cuốn sách là hàng loạt các biểu tượng, lễ vật, biểu tượng tốt lành liên quan đến Phật giáo. Nhiều biểu tượng trong số đó được coi là biểu tượng đầu tiên của Phật giáo nguyên thuỷ Ấn Độ. Thông qua những nét vẽ tinh xảo, những biểu tượng và mô típ được hiện lên đầy chân thực. Giúp làm sáng tỏ nguồn gốc cùng những ý nghĩa sâu xa chứa đựng bên trong.
Nội dung bên trong sách sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng
Toàn bộ nội dung bên trong cuốn sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng được chia thành 16 chương, 4 phụ lục và 1 bản từ vựng. Cụ thể như sau:
- Chương 1 – 5: Bao gồm các nhóm chính của các lễ vật, biểu tượng và biểu tượng tốt lành.
- Chương 6: Liên quan đến nguồn gốc của các loài động vật tự nhiên và thần thoại chính xuất hiện trong Phật giáo như: Voi, hươu, sư tử tuyết, thuỷ quái, rắn thần…
- Chương 7: Nói về các biểu tượng vũ trụ gồm: mặt trăng, mặt trời, núi Meru, 5 nguyên tố (Nước, lửa, khí, đất và không gian) và lễ cúng dường Mandala.
- Chương 8: Giới thiệu về nghi thức chính Vajrayana (Kim cương thừa) thực hiện Kim cương Mật tục, dao găm nghi lễ, nghi thức chầu thập tự Kim Cương (Skt. vajra). Giới thiệu các pháp khí của người tu khổ hạnh như: Thiên trượng, trống tay, dao sọ, kèn xương đùi.
- Chương 9 – 11: Giới thiệu các vũ khí truyền thống và ma thuật được sử dụng bởi các vị thần bảo vệ phẫn nộ và nửa phẫn nộ. Phần 11 sẽ giới thiệu chi tiết hơn về các pháp khí cần thiết của các vị thần này.
- Chương 12 – 13: Giới thiệu dụng cụ cầm tay và các pháp khí thực vật được giữ bởi các đạo sư và các vị thần khác nhau.
- Chương 14 – 15: Liên quan đến một số biểu tượng bí truyền của Phật giáo Kim cương thừa. Gồm: Pháp nguyên (Skt. dharmodaya), cúng dường hay tormas, bánh cúng tế, cúng dường bên trong.
- Chương 16: Trích dẫn các cử chỉ tay chính hoặc thủ ấn được thực hiện bởi các vị thần.
Về phụ lục của cuốn sách sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng sẽ có:
- Phụ lục 1: Liên quan đến truyền thuyết cổ đại người Ấn Độ khuấy biển sữa.
- Phụ lục 2: Trình bài sơ lược về Ngũ Phương Phật.
- Phụ lục 3: Giải thích về những chiếc thuyền kayak và thân thể thần thánh của các vị Phật.
- Phụ lục 4: Giải thích mối liên hệ giữa hệ thống Pháp luân của Phật giáo trong các mật điển Yoga với sự chuyển đổi trong quá trình sinh, sống, chết và tái sinh sang trạng thái giác ngộ.
Những biểu tượng tốt lành trong cuốn sách Phật giáo Tây Tạng
Bát bảo cát tường được xem là nội dung nổi bật nhất trong cuốn sách sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng. Chúng được tìm thấy trong truyền thống Ấn Độ và Phật giáo, được sử dụng để làm đồ trang trí cho nhà ở hoặc các tu viện. Bao gồm: pháp luân, cái lọng, biểu ngữ chiến thắng, đôi cá vàng, hoa sen, con ốc xoắn, bình châu báu và kết cát tường.
Biểu tượng tốt lành trong Phật giáo Tây Tạng: Cái lọng (cây dù)
Cây dù quý báu hay chiếc ô, chiếc lọng là đại diện cho sự bảo vệ khỏi các thế lực xấu xa hoặc bệnh tật. Chiếc lọng che nắng giúp chúng sinh được tận hưởng bóng mát che chở từ chư Phật, chư đại Bồ Tát cùng bậc thầy tâm linh Guru.
Bánh xe pháp luân
Theo sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng, bánh xe pháp luân tượng trưng cho những lời dạy của Đức Phật. Đồng thời là nguồn gốc của sự giàu có, từ bi, các giá trị tinh thần và sự giải thoát. Bên cạnh đó, biểu tượng cát tường này còn được mô tả là có 8 nan tượng trưng cho Bát Chính Đạo.
Bình châu báu
Đây là biểu tượng tốt lành đại diện cho tuổi thọ, sự sung túc, dồi dào và hưng thịnh. Có thể đáp ứng cho con người mọi mong muốn về vật chất và tinh thần. Mỗi người đều có bình đựng châu báu ẩn chứa sâu trong cơ thể. Bởi mỗi chúng ta, ai ai cũng có Phật tính rộng lớn như biển trời mênh mông để đạt đến Phật quả.
Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng tốt lành – Hoa sen
Hoa sen tượng trưng cho cái lưỡi của Đức Phật. Hầu hết các vị Phật và Bồ Tát khi được điêu khắc đều ở tư thế thiền định trên đài sen. Theo nhiều truyền thuyết, thực tế những vị Phật này được cho là sinh ra từ hoa sen nên có sự tinh khiết, lòng từ bi cùng những đức tính hoàn hảo nhất. Khi hoa sen nở rộ có nghĩa là vẻ đẹp của đức Phật chạm đến ngưỡng tốt nhất.
Biểu ngữ chiến thắng
Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng này đại diện cho kim thân của Đức Phật. Có nghĩa là con người có thể vượt qua được những khó khăn, những chướng ngại từ môi trường bên ngoài, vượt qua bóng tối để vươn đến sự thành công. Biểu ngữ chiến thắng được xem là một tuyên bố về sự thành công đó.
Đôi cá vàng – biểu tượng Phật giáo Tây Tạng tốt lành
Song ngư vàng là tượng trưng cho đôi mắt của Đức Phật, thể hiện sự tự do, không sợ hãi. Con người bất cứ ai cũng có thể vượt qua bể khổ để đến bến bờ hạnh phúc của sự giác ngộ. Trên hành trình giác ngộ, bạn sẽ không cảm thấy đơn độc, sẽ được tiếp nhận nguồn năng lượng từ chư Phật và Bồ Tát để mở lối đến lộ trình giải thoát.
Kết cát tường (nút thắt bất tận)
Theo sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng, kết cát tường tượng trưng cho trí tuệ của Đức Phật. Lời dạy của ngài được kết tinh từ lòng từ vi vô biên và nguồn trí tuệ vô hạn; tất cả chúng sinh đều được kết nối với nhau trong một tấm vải cuộc sống với những màu sắc đa dạng. Biểu tượng này cũng là đại diện cho bản chất cuộc sống vô thuỷ vô chung, bất sinh bất diệt.
Vỏ ốc xà cừ
Biểu tượng Phật giáo Tây Tạng cát tường cuối cùng là vỏ ốc xà cừ. Với màu trắng tinh khiết, vỏ ốc xà cừ tượng trưng cho pháp âm sâu lắng của lời dạy từ Đức Phật. Những bài pháp thoại mang đến thông điệp ý nghĩa, truyền bá tư tưởng giải thoát của đạo giác ngộ. Thông qua sự chia sẻ và đối thoại với mọi người, chúng ta sẽ đánh thức được Phật tính ẩn sâu bên trong con người; từ đó hướng đến sự giác ngộ tối thượng nhất.
Cuốn sổ tay biểu tượng Phật giáo Tây Tạng hiện nay được rất nhiều nhà xuất bản phân phối ra thị trường. Nếu yêu thích lĩnh vực Phật pháp bạn đừng nên bỏ lỡ cuốn sách hay này nhé. Ngoài ra, 8 biểu tượng cát tường cũng rất phổ biến trong đồ trang trí và nghệ thuật Tây Tạng. Bạn có thể thấy qua độ nội thất chạm khắc, đồ trang trí, gốm sứ, thảm, vật phẩm cúng dường, các cung điện… mang đến sự biến hoá đa sắc màu.