Giải đáp thắc mắc bàn thờ mụ là gì và được dùng khi nào?

Lập bàn thờ mụ là một trong những nét đẹp trong văn hoá thờ cúng của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Khác với những loại bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ Phật, bàn thờ cúng mụ được lập ra để cảm tạ công ơn và cầu xin về phục phần từ bề trên cho các con trẻ. Từ đó giúp cho các con có được cuộc sống khoẻ mạnh và bình an hạnh phúc.

Một bài thông tin cần biết về bà Mụ

Bà mụ còn được biết đến với tên gọi là bà đỡ – dùng để chỉ những người phụ nữ làm nghề đỡ đẻ tại nhà theo dân gian (theo từ điển Tiếng Việt). Còn theo sự tích và truyền thuyết kể lại; bà mụ là những vị tiên nữ phụ trách về vấn đề sinh nở, nặn ra hình hài thai nhi và dạy bảo, chở che chúng sau khi lọt lòng.

Tương truyền rằng khi Ngọc Hoàng mở đất khai trời xong xuôi thì bắt đầu tạo ra sự sống trên trần gian. Những loài to lớn như voi, tê giác… ông dùng các chất cặn để tạo nên, còn với người thì Ngọc Hoàng lại chọn tinh tuý từ đất trời và giao cho 12 bà mụ – những tiên nương khéo tay để tạo hình hài nhân sinh.

Mỗi một điển tích lại ghi chép khác nhau, có nơi thì cho rằng 12 bà mụ cùng chịu trách nhiệm cho mỗi con người mà họ cùng nhau tạo ra. Có điển tích khác lại cho rằng 12 bà mụ mỗi người được giao một nhiệm vụ riêng: người vẽ mắt, người nắn tai, người làm tứ chi, người dạy cười nói… Còn theo miền Nam, mọi người tin rằng 12 bà mụ là đại diện cho 12 con giáp, mỗi người phụ trách việc sinh nở một năm.

Bà mụ có 12 người là các tiên nương tạo hình hài con người
Bà mụ có 12 người là các tiên nương tạo hình hài con người

Lễ cúng mụ là gì?

Như đã chia sẻ ở trên, ông cha ta ngày xưa cho rằng trẻ em được sinh ra là do bàn tay nhào nặn, uốn nắn của các vị tiên nương. Đứa trẻ khi sinh ra có khoẻ mạnh, hiếu thuận hay xinh đẹp hay không cũng là nhờ công ơn của các bà mụ mà tạo thành.

Vì thế em bé khi tròn cữ hay còn gọi là đầy tháng, thôi nôi thì các gia đình sẽ lập bàn thờ mụ với các vật dụng và đồ cúng bái cụ thể. Mục đích là để tỏ lòng thành kính và cảm ơn các bà mụ đã giúp mẹ tròn con vuông. Ngoài ra lập bàn thờ mụ còn thay lời cầu xin đến bà mụ phù hộ cho con trẻ những điều tốt lành, giúp bé phát triển toàn diện và luôn gặp may mắn.

Có cần thiết phải lập bàn thờ mụ hay không?

Lập bàn thờ mụ có quan trọng không và có bắt buộc không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thực tế đây là việc làm không bắt buộc, nhưng nó là truyền thống và tín ngưỡng của mỗi gia đình. Cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng của các bà mụ khi ban phước và bảo hộ cho con cháu trong nhà.

Trong ngày đầy cữ và thôi nôi của bé, gia đình sẽ tổ chức một buổi lễ nhỏ cùng những vị khách thân thiết trong nhà. Lúc này mọi người sẽ cùng nhau hành lễ và cầu nguyện trước bàn thờ mụ. Nếu gia đình có không gian rộng thì có thể lập bàn thờ mụ và cầu nguyện, cúng bái thường xuyên. Còn nếu không có điều kiện thì chỉ cần lập bàn thờ tạm thời vào dịp đầy tháng và đầy năm của con là được.

Lập bàn thờ mụ là việc làm không bắt buộc
Lập bàn thờ mụ là việc làm không bắt buộc

Những đồ vật cần chuẩn bị để đặt lên bàn thờ mụ

So với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật thì bàn thờ cúng mụ sẽ bày biện và sử dụng nhiều vật dụng rất khác. Ông bà ta cho rằng nếu cúng mụ càng tươm tất thì cuộc đời của bé về sau sẽ càng gặp nhiều may mắn và phước lành trong cuộc sống. Còn hiện nay, việc cúng gì là tuỳ tâm và theo phong tục của mỗi vùng miền. Điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng mà gia chủ thể hiện với bề trên.

Bàn thờ mụ có thể sử dụng bàn tam cấp hoặc sử dụng một chiếc bàn kích thước rộng và cao là được. Bên trên nên để những lễ vật cúng cơ bản như sau:

  • Lễ trầu cau: Bao gồm trầu têm cánh phượng cùng với cau bổ làm tư.
  • Lễ phẩm oản: Bao gồm 12 phần được chia đều nhau, trong đó có 1 chiếc oản to hơn những chiếc còn lại.
  • Lễ mặn: Bao gồm các món như gà luộc, canh, xôi, cơm, chả cuốn, rượu trắng… (các gia đình có thể chuẩn bị đồ mặn tuỳ theo văn hoá và khẩu vị vùng miền cho phù hợp).
  • Lễ tam sanh cúng mụ: Gồm cua, tôm hoặc ốc (có thể cúng đồ chín hoặc đồ sống tuỳ theo gia chủ lựa chọn).
  • Lễ hương hoa: Chuẩn bị gồm bình hoa tươi nhiều màu, nước trắng, hương nhang, tiền vàng…
  • Lễ vàng mã: hài xanh, váy áo xanh, bộ đồ chơi, nén vàng xanh,…
  • Một số lễ vật khác: Bánh kẹo, bánh bao nặn hình…

Văn khấn cúng mụ đầy tháng chi tiết

Sau khi lập bàn thờ mụ xong sẽ đến bước đọc văn khấn cúng mụ, bạn có thể xem giờ đẹp trước để đảm bảo về mặt phong thuỷ. Bài khấn mụ ở từng vùng miền sẽ có sự khác biệt về mặt từ ngữ, tuy nhiên về cơ bản vẫn có các ý như sau:

Bài văn khấn cúng mụ thông dụng hiện nay
Bài văn khấn cúng mụ thông dụng hiện nay

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay, là ngày . . . tháng . . . năm . . . là ngày lành tháng tốt

Vợ chồng chúng con bao gồm . . . sinh được con (trai, gái) với tên gọi là….

Chúng con hiện đang sinh sống tại…

Hôm nay, nhân ngày (đầy tháng, đầy năm) cho bé, chúng con thành tâm bày biện, sắm sửa lễ vật gồm hương hoa, lễ mặn dâng bày trước án, trước các chư vị Tôn thần với lời mong cầu:

Nhờ ơn chư Phật thập phương, chư vị Tiên Bà, chư vị Thánh hiền, các đấng Thần Linh, Thổ công, Thổ địa, Tổ tiên nội ngoại cho con sinh ra cháy (tên gọi), sinh ngày… được bình an, mẹ tròn con vuông.

Thành tâm cúi xin chư vị Tôn thần, chư vị Bà Tiên giáng lâm trước án, chứng giám cho lòng thành thụ hưởng lễ vật. Các ngày phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ngủ ngon, hay ăn chóng lớn, vô ương vô hạn, vô bệnh vô tật; phù hộ cho cháu thông minh sáng dạ, xinh đẹp nết na, kiếp kiếp hưởng vinh hoa phú quý, sức khoẻ dồi dào. Gia đình con phúc thọ an khang, nghiệp dữ tiêu tan, nghiệp dữ hoá lành, bốn mùa an yên không phải lo nghĩ.

Con xin thành tâm dâng lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Vị trí đặt bàn thờ cúng mụ thích hợp

Vị trí để lập bàn thờ mụ cũng được rất nhiều người quan tâm, nhất là những gia đình sinh con đầu không có ông bà ở bên, không có kinh nghiệm trong vấn đề này. Hiện nay đa phần các gia đình sẽ đặt lễ cúng mụ ở giữa phòng khách, nơi gần với bàn thờ gia tiên nhất. Mâm cúng sẽ đặt hướng ra cửa chính để thuận tiện cho việc bày biện và cúng lễ.

Có thể đặt bàn thờ mụ ở nhiều vị trí khác nhau
Có thể đặt bàn thờ mụ ở nhiều vị trí khác nhau

Ngoài ra nếu gia đình bạn có khu vực thờ cúng tổ tiên riêng thì có thể đặt ở vị trí này cũng rất thích hợp. Còn ở khu vực nông thôn có không gian rộng, nhiều gia đình sẽ chọn đặt bàn thờ mụ ở ngoài sân để hài hoà với đất trời. Nhiều trường hợp lại lựa chọn cúng mụ trong phòng bé, nơi bé sinh hoạt và ngủ hàng ngày; đây đều là những vị trí thích hợp tuỳ theo phong tục của từng nơi.

Thông tin về bàn thờ mụ là gì và cách bày trí, cúng mụ thế nào cho đúng đã được cập nhật đầy đủ trong bài viết trên. Cúng mụ là việc làm rất cần thiết với các con trẻ, giúp các con được chở che và lớn lên bình an.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo